Các kỹ thuật tuyên truyền Tuyên truyền

Tranh vẽ tâng bốc Napoleon lên ngang hàng với các danh nhân lịch sử HannibalKarl Đại Đế (tên khắc trên phiến đá)

Năm 1936 học viện nghiên cứu tuyên truyền (Institute for Propaganda Analysis (IPA)) của thương gia Hoa Kỳ Edward Filene đưa ra 7 kỹ thuật tuyên truyền thường thấy là:[6]

  • Hùa theo: khích lệ cá nhân đi theo mục đích của đám đông

Khi một cá nhân thấy một đám đông tập hợp với một mục đích chung, cá nhân đó dễ bị lôi kéo theo với suy nghĩ "Chẳng lẽ cả đám này sai?" (They can't all be wrong!). Ví dụ cụ thể nhất là nhân dân Đức trong thời kỳ Adolf Hitler phát triển chủ nghĩa quốc xã.

  • Nhồi nhét: thiết lập thật nhiều dữ kiện thiên vị cho mục đích

Lập đi lập lại những dữ kiện một chiều để củng cố lòng tin trong quần chúng. Từ nhồi sọ dùng để chỉ phương pháp tuyên truyền làm thay đổi lâu dài, có thể của cả một thế hệ. Ví dụ: Phương pháp tuyên truyền dùng loa phát thanh liên tục lập đi lập lại đưa thông tin đến quần chúng.

  • Hoa hòe: dùng từ ngữ to lớn, lòe loẹt để tạo chấn động tâm lý quần chúng

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giới chức Pháp với luận điệu xuyên tạc tâng trận chiến kinh hoàng Verdun làm chiến thắng của Pháp.[7] Thực chất, đây là trận đánh bất phân thắng bại và quân Đức tiêu diệt được rất nhiều lính Pháp trong trận chiến này.[8] Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai những thành ngữ tiếng Anh thông dụng trong tuyên truyền: ‘Deserve Victory’, ‘Freedom is in Peril. Defend it with all your Might’, ‘Socialism the only Solution’, ‘Expropriate the Expropriators’, ‘Austerity’, ‘Evolution not Revolution’, ‘Peace is Indivisible’, ‘Hands off Russia’, ‘Make Germany Pay’, ‘Stop Hitler’, ‘No Stomach Taxes’, ‘Buy a Spitfire’, ‘Votes for Women’. Ngoài ra còn có sáo ngữ hô hào, ‘Go to it’, ‘Dig for Victory’, ‘It all depends on ME’, hoặc những từ gây ấn tượng của Winston Churchill như ‘the end of the beginning’, ‘soft underbelly’, ‘blood, toil, tears, and sweat’ và ‘never was so much owed by so many to so few’.[9]

  • Chửi bới: hạ nhục, mạ lị đối phương
  • Thường dân: đưa hình ảnh của mình như là một người đơn giản để tạo lòng tin và thân thiện với quần chúng
  • Chứng thực: dùng hình ảnh hay trích lời của một nhân vật nổi tiếng để đánh bóng cá nhân mình

Ví dụ: Các diễn viên điện ảnh nổi tiếng được mời lên tiếng ủng hộ cho các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ.[10]

  • Tương đương: so sánh mình với những cá nhân khác từng được quần chúng tin tưởng.

Napoleon Bonaparte là một nhà độc tài chú trọng rất nhiều vào tuyên truyền để chiêu dụ quần chúng. Tranh vẽ thần thánh hóa ông được trưng bày nhiều nơi. Tuy ông chỉ cao chưa tới 1.7m, tranh vẽ về ông thường phóng đại kích thước của mình.[11] Quốc trưởng Adolf Hitler cũng luôn luôn tự coi ông là người kế tục của vị vua - chiến binh vĩ đại Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Dù thế, Friedrich II Đại Đế là bậc anh quân đức độ do đó sự tuyên truyền này là sai lệch lịch sử, thực chất Nhà nước của Hitler cũng không giống với Nhà nước của vị vua - chiến binh xưa.[12][13][14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên truyền http://special.globaltimes.cn/2010-02/503820.html http://www.buzzfeed.com/mhastings/congressmen-seek... http://politicalticker.blogs.cnn.com/2007/07/16/ce... http://www.digitaljournal.com/article/304929#ixzz1... http://www.infowars.com/new-bill-would-make-it-leg... http://www.nytimes.com/2006/05/09/world/asia/09int... http://news.sohu.com/20050429/n225390790.shtml http://usatoday30.usatoday.com/news/military/story... http://www.voanews.com/vietnamese/2009-08-14-voa40... http://www.washingtontimes.com/news/2012/may/15/co...